Vật liệu xây dựng thế hệ mới, bắt nhịp xu thế toàn cầu hóa

Hiện nay, chi phí cho vật liệu xây dựng (VLXD) chiếm từ 30 – 50% tổng đầu tư xây dựng. Vì vậy, việc tạo ra những vật liệu mới nhằm tiết giảm chi phí cũng như thân thiện với môi trường là giải pháp được ưu tiên hàng đầu.

  • Phát triển các loại vật liệu xây dựng xanh

Vật liệu xây dựng được đánh giá là vật liệu xanh khi đáp ứng tiêu chí tổng năng lượng tiêu tốn thấp và ít gây ô nhiễm môi trường. xanh có thể được định nghĩa là các vật liệu được sử dụng theo các phương pháp thân thiện với môi trường.

Theo số liệu thống kê từ Hội VLXD Việt Nam, trong những năm gần đây, tổng diện tích trung bình của tầng xây dựng mới là khoảng 80 – 90 triệu m2 mỗi năm. Hầu hết các công trình xây dựng vẫn sử dụng các loại VLXD truyền thống, đặc biệt là gạch đất sét nung với sự gia tăng mạnh về số lượng tiêu thụ. Theo tính toán, cứ 1 tỷ viên gạch nung đúng quy chuẩn sẽ tiêu tốn khoảng 1,5 triệu m³ đất được khai thác ở độ sâu khoảng 2m, tương đương với 75 ha đất nông nghiệp. Việc dùng than làm nhiên liệu đốt gây ra hiệu ứng nhà kính và các khí thải độc hại khác gây ô nhiễm môi trường.

Đến năm 2020, nhu cầu sử dụng gạch nung của Việt Nam khoảng 42 tỷ viên, để đáp ứng nhu cầu này sẽ tiêu tốn từ 50 – 70 triệu m³ đất, tương đương với khoảng 3.000 ha đất nông nghiệp, tiêu thụ hết 6 tỷ tấn than nung và thải ra môi trường khoảng 23 tỷ tấn CO2.

Lượng chất thải tạo ra thường tuân thủ theo định luật bảo toàn khối lượng. Khối lượng chất thải, bao gồm cả chất thải rắn và chất thải lỏng, phát tán hàng năm trên toàn thế giới ước tính đến hàng ngàn tỷ tấn. Phần lớn trong số đó vẫn còn giá trị sử dụng hoặc vẫn có khả năng tái sử dụng, nhất là trong xây dựng. Dưới sức ép của các Hiệp ước RiodeJaneiro và Nghị định thư Kyoto về bảo vệ môi trường, hầu hết các nước phát triển đã quan tâm đến vấn đề này và cho đến nay, họ đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc giảm thiểu, sử dụng lại, tái sử dụng và thu hồi lại được chất thải.

  • Gạch không nung thay thế gạch đất nung

Xu hướng sử dụng gạch không nung đang dần trở nên phổ biến ở Việt Nam nhờ vào những ưu điểm vượt trội so với gạch nung truyền thống như: Chất lượng tương đương và cao hơn gạch nung truyền thống cùng loại, diện tích sử dụng mặt bằng ít hơn, tiết kiệm diện tích có mái che, chi phí đầu tư giảm, tiết kiệm năng lượng, phụ gia có sẵn trên thị trường xây dựng, nguyên liệu đầu vào dồi dào, đặc biệt giá thành đầu vào của một viên gạch không nung rẻ hơn so với các gạch nung từ 10 – 20%. Tại các nước phát triển trên thế giới, VLXD không nung chiếm khoảng 60% tổng số VLXD, con số này ở nước ta mới chỉ là 10%.

  • Thay thế dần bê tông thường bằng bê tông in công nghệ

Nhằm giảm bớt nhân lực, giảm thời gian xây dựng trên công trường, tránh các rủi ro về mất an toàn lao động, giảm chi phí sản xuất và tăng tính tự do trong sáng tác thiết kế kiến trúc, mỹ thuật của ngành xây dựng, công nghệ in bê tông sẽ trở thành xu hướng với nhiều ưu thế. Công nghệ này được phát triển trên cơ sở công nghệ sản xuất các vật thể từ dữ liệu mô hình ba chiều.

Trong công nghệ in bê tông, cấu kiện được hình thành theo các lớp vật liệu in ra từ máy in tự động, các lớp vật liệu này liên kết với nhau theo chiều thẳng đứng. Vật liệu được phun/in ra từng lớp. Lớp vật liệu trên liên kết với lớp vật liệu dưới bằng liên kết cơ lý hóa chặt chẽ tùy thuộc vào độ nhớt/độ dẻo của vật liệu sử dụng.

Công nghệ in bê tông sẽ khắc phục được các hạn chế của phương pháp chế tạo cấu kiện bê tông theo phương pháp xây dựng truyền thống, không dập khuôn, tạo cấu kiện theo yêu cầu đa dạng của kiến trúc sư, đồng thời, tiết kiệm thời gian và vật liệu chế tạo do có ít vật liệu bị dư thừa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *